I. GiỚI THIỆU
chơi bài cổ điển. Được thành lập ngày 01-6-1961 tại Hải Phòng với tên gọi ban đầu là trường Hàng Giang. Sau nhiều lần di chuyển địa điểm do chiến tranh bắn phá của Mỹ. Từ năm 1975 chuyển về đóng tại xã Nam Đồng- Nam Sách- Hải Dương (nay là Phường Nam Đồng- thành phố Hải Dương- tỉnh Hải Dương)
– Năm 1981 được đổi tên là Trường Lái máy tàu sông I.
– Năm 1993 đổi tên là Trường kỹ thuật nghiệp vụ Hàng Giang I.
– Năm 2000 được nâng cấp thành Trường Trung học Hàng Giang TWI
– Năm 2008 được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải đường thủy I.
– Năm 2017 đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy I.
Nhà trường đã đào tạo được gần 60 khoá chính quy dài hạn, trên 800 khoá bổ túc ngắn hạn trong và ngoài trường với trên 80.000 học sinh, sinh viên, học viên đã tốt nghiệp ở nhiều bậc học ngành nghề khác nhau cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Giao thông vận tải và các ngành kinh tế kỹ thuật khác trong toàn xã hội.
– Năm 1997, Trường được nhận dự án tài trợ của Vương Quốc Hà Lan.
– Năm 2006, Trường được nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng ba
– Năm 2011, Trường được nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng ba (lần thứ 2)
– Mục tiêu chiến lược của trường là phấn đấu để trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên nghành ĐTNĐ chất lượng cao của khu vực ĐNÁ.
II. NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp và dạy nghề thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của ngành Giao thông vận tải và toàn xã hội.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
- Mục tiêu chiến lược của nhà trường là phấn đấu để trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoá học chuyên nghành ĐTNĐ chất lượng cao của khu vực ĐNA. Với thành tích như trên, nhà trường đã hai lần được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.
III. NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO
A. Hệ chính quy.
B. Đào tạo thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ:
Đào tạo bồi dưỡng nâng cấp GCNKNCM Thuyền trưởng hạng nhất, hạng Nhì, hạng Ba, hạng Tư; Máy trưởng hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Bồi dưỡng cấp Chứng chỉ thủy thủ, Thợ máy, người lái phương tiện thủy, Chứng chỉ vận tải hàng độc hại, dễ cháy nổ; Điều khiển xuồng cao tốc, Điều khiển phương tiện đi văn biển, An toàn ven biển, Tìm kiếm cứu nạn…
Bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra giao thông Đường thủy; Quản lý công trình đường thủy, khảo sát địa hình; Quản lý Đoạn, Trạm, Cảng vụ Đường thủy nội địa; cấp thẻ Giám khảo…
IV. THÔNG TIN VỀ TUYỂN SINH: Hàng năm trường tuyển sinh nhiều đợt trên địa bàn cả nước, cho tất cả các ngành nghề được đào tạo.
A- Tuyển sinh Cao đẳng, trung cấp, Sơ cấp:
Tuyển sinh theo Giấy phép đăng ký hoạt động GDNN và xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của Nhà trường; tiêu chuẩn đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, thủ tục xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Trong quá trình học tập, học sinh được xét cấp học bổng, và được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước. Nếu có nguyện vọng và phấn đấu đủ tiêu chuẩn sẽ được kết nạp vào Đảng. Sau khi tốt nghiệp được nhà trường giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Nếu học sinh- sinh viên có nhu cầu sẽ được xét học tiếp lên bậc cao hơn.
B- Tuyển sinh Dạy nghề thường xuyên:
Nhà trường liên tục tuyển sinh mở các khóa đào tạo trong và ngoài trường theo nhu cầu xã hội. Tiêu chuẩn đầu vào và thủ tục xét tuyển theo Quy định hiện hành của Bộ LĐTB&XH. Đối với tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên phương tiện thủy nội địa theo quy định hiện hành của Bộ GTVT.
V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tiễn gần 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Cao đẳng GTVT đường thuỷ I đặc biệt là trong những năm gần đây có thể rút ra một số kết luận cần thiết như là những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho sự phát triển của Trường trong giai đoạn tới, đó là:
1. Luôn kiên trì thực hiện nguyên lý phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học đi đôi với hành, giảng dạy lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động của Nhà trường qua từng thời kỳ, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện cụ thể của Nhà trường. chơi bài cổ điển có yếu tố đặc trưng riêng của một trường Cao đẳng kỹ thuật gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội, giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn. Từ những hoạt động thực tiễn trên phải thường xuyên xem xét đánh giá để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo của Nhà trường.
2. Đổi mới là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của nhà trường nhưng đổi mới phải đúng hướng phù hợp với quy luật phát triển trên cơ sở thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, bảo đảm tính kế thừa, phát huy truyền thống nhà trường, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững. Trong quá trình thực hiện Trường phải luôn tìm ra những cái chưa hợp lý, chưa phù hợp để điều chỉnh khắc phục. Đồng thời luôn tìm ra cái mới, cái tiên tiến để bổ sung cập nhật và xây dựng về chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp giảng dạy và các điều kiện khác của công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành GTVT nói riêng và toàn xã hội nói chung.
3. Công tác nghiên cứu khoa và ứng dụng vào thực tiễn, đào tạo kết hợp với sản xuất dịch vụ sẽ thúc đẩy sự phát triển của Nhà trường. Vì thông qua các hoạt đó sẽ có thêm nguồn kinh phí bổ sung cho đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất, tạo ra một nguồn sinh lực mới, một khả năng mới cho sự phát triển nhà trường. Bảo đảm cho công tác đào tạo của nhà trường có những kiến thức, kỹ năng thực tế. Hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng của sự phát triển, Trong những năm Nhà trường đã tranh thủ được sự giúp đỡ quốc tế trong đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.
4. Đội ngũ Nhà giáo là nguồn lực quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong trường. Do đó phải luôn quan tâm chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ, trên cơ sở quy hoạch định kỳ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và bổ sung kịp thời. Trong công tác xây dựng đội ngũ trường đã chú trọng toàn diện cả 3 khâu tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng. Nhà trường đã chủ động xây dựng những qui định tiêu chuẩn cho giảng viên, cán bộ quản lý; quan tâm đến công tác đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ nhất là cán bộ giảng viên trẻ, khuyến khích cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ.
5. Thực hiện dân chủ hoá, quy trình hoá, công khai hoá coi đó là một nguyên tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý cũng như quy trình thực hiện cải cách hành chính của Nhà trường, đó chính là nền tảng vững chắc cho sự ổn định phát triển của Nhà trường. Luôn luôn giữ gìn khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự quản lý điều hành thống nhất tập trung của Ban giám hiệu và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của mọi thành viên trong nhà trường thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên…Thực hiện dân chủ hoá đi đôi với kỷ luật kỷ cương; công bằng cả về quyền lợi và nghĩa vụ.
6. Với quan điểm “Người học là trung tâm của quá trình đào tạo” bởi vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy nhà trường cần quan tâm đúng mực tới các hoạt động ngoại khóa, thực hiện tốt công tác quản lý học sinh- sinh viên, phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, Hội học sinh- sinh viên. Tôn trọng, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng chính đáng của học sinh- sinh viên; hướng học sinh- sinh viên vào những hoạt động lành mạnh góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh- sinh viên, đây cũng là một trong những nội dung của phương châm giáo dục toàn diện.